Sách Sống như người Nhật

Một cái Tết kỳ lạ nên mình cũng quyết tâm kỳ lạ khi phải thực hiện project đọc hết các quyển sách đã mua. Bản thân gần đây thích tìm hiểu thêm về các khía cạnh tâm lý nên chọn quyển sách này của tác giả Mari Tamagawa để “cày” trong ngày Mùng 3 tết Tân Sửu 2021. Thật là một hoạt động thú vị và ý nghĩa ngoài ăn và ngủ ^^

Dưới đây là những điều bản thân rút ra được sau khi đọc xong. Fun fact: sách mua từ 12/2017, sau 3 năm mới đọc xong hahaha

*Lưu ý: những điều dưới đây là những gì cô Min Yao tự ghi chép và sắp xếp lại theo sự hiểu của cá nhân khi đọc quyển sách này. 

Sự “xoa dịu”

Những khi gặp chuyện buồn hay những khó khăn trong cuộc sống, con người có xu hướng tìm đến người khác để giải bày tâm sự, có nhu cầu được lắng nghe. Tuy nhiên, việc làm này chỉ giúp chúng ta tạm thời yên lòng, mà không thể giải quyết triệt để vấn đề. 

Tệ hơn nữa, trong thực tế, đôi khi đi tâm sự với nhiều người quá (dù chỉ với người thân thiết) lại vô tình đẩy mình vào tình thế không những không được an ủi mà còn bị “phán xét”; đồng thời có thể gặp cảm giác người ta biết quá nhiều về mình. Và khiến tâm trạng mình càng tệ hơn, ức chế, tuyệt vọng và thấy mình đi vào ngõ cụt hơn. 

"Bạn càng chia sẻ cho nhiều người thì nỗi lo lắng lại càng tăng.”

Để giải quyết dứt khoát nỗi buồn/phiền muộn/khó khăn trong cuộc sống thì cần nên:

  • Tạo không gian giúp bản thân thoải mái, tạm thời tránh xa vấn đề nếu quá stress 
  • Thẳng thắn đối mặt với chính mình, không bỏ mắc vấn đề, tìm hiểu cặn kẽ vấn đề là gì
  • Mình muốn làm gì? Muốn trở thành như thế nào?
  • Thoát ra khỏi đánh giá của người khác 
  • Tìm ra cách giải quyết đúng và phù hợp với bản thân 

“Ngừng cố gắng”

Có lẽ khi đọc đến phần này, mình nghĩ là tác giả sẽ bàn luận về việc người gặp vấn đề tâm lý ngừng cố gắng. Nhưng thực tế không phải vậy! Tác giả nói về việc họ đã cố gắng, đã nỗ lực, đã gồng mình và tự tạo áp lực cho bản thân quá nhiều. Và do đó, đôi khi, chúng ta nên “ngừng cố gắng”. 

Ví dụ: 1 người rất giỏi, nhưng làm gì cũng chưa thể khẳng định mình. Từ đó xuất hiện ý nghĩ “Mình là kẻ vô dụng và phải cố gắng hơn nữa.”; và cứ mãi nhét ý nghĩ đó vào đầu. Đặc biệt là những người “tự nhận thức cá nhân” thấp không thể chấp nhận chính mình, có xu hướng cố gắng làm mọi việc để được người khác khen ngợi và công nhận => từ đó mới thấy/cảm nhận được giá trị của bản thân. 

Tác giả cũng nhận ra một điều là những người có xu hướng “không ngừng cố gắng hay từ bỏ” có điểm chung là ít được khen ngợi từ khi còn nhỏ. Và có thể, trong những case thực tế trong cuộc sống xung quanh, việc làm gì dù đúng nhưng cứ bị ba mẹ hay người xung quanh chửi khiến cho bạn “sợ bị sai”, làm gì cũng sợ, từ đó tự tin không có. 

Cố gắng quá mức đến nổi kiệt sức sẽ chỉ khiến bản thân càng mắc kẹt và lún sâu.

"Nhờ vào việc hiểu được những giá trị của bản thân kể cả điểm mạnh điểm yếu mà con người ta có những phương thức riêng để khẳng định ý nghĩa sự tồn tại của bản thân đó là" sự tự nhận thức cá nhân". Tuy nhiên, đa số những người hồi nhỏ hiếm khi được khen ngợi thì khả năng "Tự nhận thức cá nhân" không cao. Khi lớn lên, họ vẫn không thể thừa nhận và cho rằng bản thân mình không có bất cứ giá trị nào cả.”
“Khi có những vấn đề Không giải quyết được, bạn nên tạm thời giữ khoảng cách với chúng. Nếu cách làm này không thể cho bạn câu trả lời thì việc bạn cứ tiếp tục tự tạo áp lực cho bản thân cũng chẳng có ích gì. Điều này đòi hỏi bạn phải có dũng khí nhưng việc bạn cần làm là tạm tránh vấn đề đó ra để tìm kiếm một phương thức giải quyết khác.”

Sự khác nhau giữa các title của những chuyên gia về tâm lý 

Khi gặp phải chuyện buồn hay vướng mắc về tinh thần và không thể chịu đựng được đến mức phải tìm đến chuyên gia, tụi mình thường chỉ nghĩ đến cụm từ “chuyên gia tâm lý”. Nhưng thực tế, có nhiều title hơn thế, đó là: 

  • Bác sĩ tâm lý
  • Nhà tâm lý trị liệu
  • Chuyên viên tư vấn tâm lý
  • Nhà tâm lý học lâm sàng 

Bác sĩ tâm lý

  • Can thiệp y tế để trị liệu (như xét nghiệm, kê đơn)
  • Học Y và có bằng/chứng chỉ hành nghề bác sĩ
  • Chủ yếu điều trị những triệu chứng rối loạn tâm lý ở mức độ cao như trầm cảm, tâm thần phân liệt,…
  • Khuyết: nhiều bệnh nhân nên chỉ chẩn đoán, không có thời gian tâm sự 

Nhà tâm lý trị liệu

  • Can thiệp y tế để trị liệu (như xét nghiệm, kê đơn)
  • Học Y và có bằng/chứng chỉ hành nghề bác sĩ
  • Khác với bác sĩ tâm lý là lĩnh vực điều trị

Chuyên viên tư vấn tâm lý 

  • Hoạt động trên tư cách tư nhân 
  • Không thể can thiệp y tế để điều trị 
  • “Lắng nghe” bệnh nhân để an ủi 

Nhà tâm lý học lâm sàng 

  • Hoạt động trên tư cách cá nhân 
  • Không thể can thiệp y tế để điều trị
  • Điểm đặc trưng trong nhiệm vụ: những bài kiểm tra như kiểm tra trí não hay tính cách; sử dụng công cụ hỗ trợ như: đồ chơi, hình vẽ, sách, trắc nghiệm tâm lý…

Để tóm tắt, xin phép trích dẫn một đoạn của tác giả Mari Tamagawa trong sách như sau: 

“Bác sĩ tâm lý chẩn đoán và kê đơn chỉ tạm thời giảm nhẹ triệu chứng. Nhà trị liệu tâm lý điều trị những bất thường của tinh thần và cơ thể nhưng bệnh nhân thường phải ngoại trú. Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ lắng nghe tâm sự của bạn nhưng đến cuối cùng họ cũng chỉ cỗ vũ bạn tự đứng lên. Nhà tâm lý học lâm sàng có thể sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn bởi những bài kiểm tra mang tính phiến diện.”

Ba giai đoạn của “Cảm giác bất lực”

  1. Cảm giác bất lực liên quan đến năng lực: khi không thể thực hiện những kỹ năng hay công việc mà bản thân mong muốn 
  2. Cảm giác vô năng khi không thể kiểm soát được sự việc. Giai đoạn này tiến triển khi những vấn đề ở giai đoạn một xảy ra nhiều và chồng chất lên nhau, hoặc thất bại liên tiếp lặp đi lặp lại (dù chỉ là những việc nhỏ) khiến bản thân cảm thấy vô dụng và gần như suy sụp. 
  3. Cảm giác trống rỗng không ai có thể hiểu được. Lúc này, cảm giác bất lực tăng cao, khiến bạn bi quan, rơi vào tuyệt vọng.  

Giúp tôi với, tôi muốn đến chỗ này! 

Về cơ bản, tìm đến “sự xoa dịu” từ người khác trong quyển sách này nói về việc nhờ cậy người khác giải quyết vấn đề và thay đổi tình hình, thụ động. Và điều này không được khuyến khích, nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm đến sự giúp đỡ/nhờ cậy từ người khác. Không ai bắt bạn phải làm mọi việc.

Nhưng quan trọng là bạn không được ỷ lại hoàn toàn vào người giúp, phải nhận thức vấn đề của mình là gì và mình muốn làm gì để giải quyết nó.

Cách hỏi cũng quan trọng, thay vì “Tôi gặp rắc rối rồi, giúp tôi với!”, hãy nói “Tôi gặp rắc rối rồi, giúp tôi với, tôi muốn đến chỗ này/làm việc này!”

Càng cụ thể, càng làm rõ cái gì cần và cái gì mình không hiểu, mình muốn thì người giúp dễ dàng trả lời hơn, đưa ra lời khuyên đúng hướng hơn. Và bản thân cũng sẽ chọn lọc được ai là người có thể giúp phù hợp, đi đúng hơn. 

Sẵn sàng cho ước mơ thành sự thật

Có lẽ đây là phần mình khá thích thú, đó giờ hầu như mọi người đều nói kiểu “Làm thế nào đế biến ước mơ thành sự thật”; chứ ít ai nói về làm sao để sẵn sàng khi nó come true =]] 

Đó giờ bản thân mình có nghĩ đến vấn đề này, nhưng không biết nói ra như thế nào. 

Để đạt được mục tiêu và ước mơ, bạn cần phải chuẩn bị trước “năng lượng”, chính là “sự sẵn sàng cho ước mơ trở thành hiện thực”, cụ thể theo tác giả là:

  1. Chuẩn bị vật dụng cần thiết
  2. Chuẩn bị tâm lý
"Bạn không nên chuẩn bị tâm lý trước. Đầu tiên, hãy bắt đầu chuẩn bị từ điểm mà bạn chắc chắn mình làm được. Hoàn cảnh của bạn là gì, thay đổi như thế nào, hãy chuẩn bị đồ dùng cần thiết và phù hợp cho hoàn cảnh mới.

Nếu bạn chuẩn bị tâm lý trước, có khả năng bạn sẽ cầu toàn và thấy mình sắp xếp công việc chưa ổn thỏa. Hơn nữa, nếu cứ mãi lên dây cót tinh thần nhưng không bắt tay vào thực tế, mục tiêu của bạn sẽ không thể nào hoàn thành. Và rồi, bạn mãi vẫn sẽ biện bạch đủ mọi lý do.

Đầu tiên, hãy nghĩ xem mình cần chuẩn bị đồ dùng gì để đạt được mục đích. Cho dù bạn chưa Sẵn sàng tâm lý cũng không sao cả. Nếu chuẩn bị từ điểm chắc chắn có thể hoàn thành được thì việc lên dây cót tinh thần cũng dễ dàng hơn."

Chỉ vậy thôi.

Như tác giả lấy ví dụ về việc hôn nhân

Mặc dù, bạn hi vọng một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc nhưng bạn lại chưa sẵn sàng cho ước mơ trở thành hiện thực nên hoàn toàn bị sự thay đổi ấy làm cho chóng váng.

Sự mệt mỏi và stress quá mức sẽ gây ra trạng thái ” Shoushin ustu ” ( còn gọi là bệnh trầm cảm thăng tiến – bệnh xuất hiện do không thích ứng được với sự thay đổi tính chất của công việc/sự việc)..

Trước khi lập gia đình và thực sự bắt đầu cuộc sống hai người, hãy tìm hiểu những đồ dùng cần thiết, tính toán chi phí gia đình, viết ra lối sống hiện tại và mường tượng sẽ thay đổi như thế nào… Nếu bạn muốn thăng tiến, hãy thử phân tích vai trò của vị trí mới, mua sách, hoặc tham gia vào các buổi hội thảo nhằm nâng cao kỹ năng cho bản thân.


“Có lẽ nhiều người vẫn cho rằng "từ bỏ" mang ý nghĩa tiêu cực nhưng việc phân biệt giữa điều có thể thay đổi và điều không thể đổi thay, và việc cần chấp nhận những điều không thể đổi thay lại là cách nghĩ tích cực.
  
Thay vì suy nghĩ nhiều và lo lắng về những điều không thể thay đổi, bạn sẽ thấy thoải mái và có ý nghĩa hơn nếu biết từ bỏ và chấp nhận điều không thể thay đổi. Để rồi, bạn tập trung vào những điều bản thân có thể thay đổi.”

Leave a Comment